Đội tuyển Thái Lan với sự bổ sung Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan cùng sự trở lại của lão tướng Dangda đang trình diễn một lối đá có phần khoa học và cực kỳ đồng bộ, khác hẳn so với chính họ ở giải đấu 3 năm về trước.
Sơ đồ mà đội bóng này ưu tiên sử dụng sau khi có sự góp mặt của bộ đôi Chanathip và Therathon sẽ là 4-4-2 kim cương, với hàng tiền vệ gồm số 16 Phitiwat Sukjitthammakul chơi thấp nhất. 2 cầu thủ tiền vệ lệch biên sẽ là số 12 Thanawat Suengchitthawon lệch phải và số 6 Sarach Yooyen lệch trái, chơi phía sau Chanathip hoạt động có phần tự do hơn.
>>> Đừng bỏ qua: Nhà cái Fun88 uy tín tại Việt Nam <<<
Theerathon như thường lệ vẫn đảm nhiệm vai trò của một hậu vệ biên trái. Tuy vậy, trong hệ thống triển khai bóng từ phần sân nhà của ĐT Thái Lan, hậu vệ đang chơi tại Yokohama này đóng một vài trò khá quan trọng. Trong quá trình build up, tiền vệ số 16 Phitiwat thường sẽ có thiên hướng lùi về ngang hàng với cặp trung vệ. Theerathon khi ấy cũng có thiên hướng bó vào trong để trở thành trung tâm trong quá trình triển khai bóng của đội nhà bằng khả năng tung ra những đường chuyền xuyên tuyến lợi hại.
Không chỉ có vậy, vào những thời điểm ĐT Thái Lan nắm quyền kiểm soát và đẩy đối thủ lùi sâu về phần sân nhà, hậu vệ mang áo số 3 còn chơi bó hẳn vào trung lộ để hỗ trợ công tác làm bóng và tạo ra những cơ hội nguy hiểm về phía khung thành đối phương. Những khi Theerathon bó vào trong, tiền vệ trung tâm số 6 của họ là Sarach Yooyen sẽ lùi về để trám vào vị trí mà hậu vệ biên trái này để lại. Một cách sắp xếp và di chuyển rất giống với những gì Liverpool của Jurgen Klopp đang làm với vị trí của Alexander Arnold.
Trong khi đó ở phía trên, Chanathip lại được ưu tiên thi đấu tự do trong vai trò của một số 10, phía sau cặp tiền đạo Dangda và Supachok. Chính tầm hoạt động rộng và nhãn quan siêu hạng của Chanathip cùng khả năng di chuyển lùi sâu để làm tường tốt của lão tướng Dangda đã tạo ra rất nhiều khoảng trống cho mẫu tiền đạo mạnh về khả năng di chuyển như Supachok hoặc các tiền vệ lệch biên của Thái Lan có nhiều cơ hội trong vòng cấm.
Không chỉ có vậy, những bài đánh ở biên trái cũng là một điểm mạnh của ĐT Thái Lan ở giải lần này, với sự xuất hiện của Theerathon. Vào những thời điểm không chơi bó vào trong, khả năng lên biên và tạt bóng bằng cái chân trái rất ngoan của mình giúp Theerathon luôn là một mối nguy thường trực bên hành lang cánh. Bàn thắng mới đây của Dangda vào lưới Philippines chính là minh chứng rõ nét cho sự nguy hiểm của hậu vệ biên này.
>>> Click để xem: Tin bóng đá nóng bỏng <<<
Đó là về hệ thống build up và các mảng miếng tấn công lợi hại, còn về hệ thống pressing, đội bóng này cũng đang tỏ ra mình là một tập thể sở hữu hệ thống pressing cực kỳ đồng bộ. Mỗi khi đối phương thực hiện build up từ phần sân nhà, ĐT Thái Lan sẽ pressing theo từng lớp như sau: lớp 1 bao gồm 2 tiền đạo Dangda và Supachok, ngay phía sau là lớp thứ 2 với Chanathip, Thanawat và Phitiwat. Theerathon đôi khi cùng sẽ nằm ở lớp thứ 2 những khi bó vào trong, trong khi cặp trung vệ của họ là Manuel Bihr và Kritsada Kaman cũng tích cực dâng cao quá nửa sân để tạo ra lớp phòng ngự thứ 3. Với cách triển khai pressing khoa học này, sẽ là rất khó để các đối thủ của Thái Lan có thể triển khai được bóng từ phần sân nhà nếu không sở hữu trong đội hình những cái tên có khả năng thoát áp lực tốt.
Tuy vậy, không phải là đội bóng này không có điểm yếu. Vẫn còn đó một vài tình huống Theerathon bó vào bên trong nhưng Sarach Yooyen lại không chủ động di chuyển trám vào vị trí của người đồng đội, khiến cánh trái của Thái Lan để lộ ra khá nhiều khoảng trống. Bên cạnh đó, đội bóng này cũng tấn công có phần hơi lệch về phía cánh trái và khu vực trung lộ, trong khi cánh phải của họ dường như rất ít có những tình huống xuyên phá hiệu quả. Áp lực tấn công từ 2 biên cũng là điều mà Thái Lan không thể duy trì được thường xuyên, có thể đến từ yếu tố thể lực suy giảm ở những phút cuối trận. Đây chắc chắn sẽ là những điểm yếu mà ĐT Việt Nam có thể khai thác nếu chúng ta có cơ hội chạm mặt Thái Lan ở những vòng đấu tiếp theo.