• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Về chúng tôi
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Fun88one.tv

Trang web chính thức của nhà cái Fun88 tại Việt Nam

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Gửi tiền
  • Rút tiền
  • Khuyến mãi
  • Cẩm nang
  • Tin tức
  • Top diễn viên JAV

De Jong có thể “chày bửa” ở lại đến năm 2026, nhưng nếu Barca phá sản thì sao ?

Lăng kính: DE JONG – ĐÁNG TRÁCH HAY LÀ BI KỊCH CỦA MỘT TÌNH YÊU KHÔNG ĐÚNG THỜI ĐIỂM?

Vụ Frenkie de Jong càng kéo dài thì sự ức chế của fan MU về thương vụ này càng tăng. Đã có nhiều ý kiến cho rằng De Jong đến hay không đến thì nói một lời (vì lằng nhằng quá), để MU còn tìm người khác. Cũng có những người lại nói rằng De Jong tham tiền nên mới sống chết ở lại Barca chờ lĩnh tiền bồi thường mới chịu đi. Nhưng De Jong có đáng trách như vậy không?

Không hề. Thực ra De Jong đáng thương hơn là đáng trách. Nói về mặt tiền bạc, 17 triệu euro là một số tiền cực cực lớn. Một người Tây Ban Nha có thu nhập trung bình chỉ khoảng 23.000 euro/năm, tức là một người phải làm 700 năm mới có được số tiền đề bù ấy. Đó là cả một gia tài của cả một dòng họ trong vài thế hệ và chỉ có thần kinh mới không đòi số tiền đó.

>>> Vào ngay cơ hội nhận thưởng tại: Bản tin bóng đá mới nhất <<<

 

Nhưng bi kịch của De Jong không chỉ là ở vấn đề tiền. De Jong có yêu Barcelona không? Tất nhiên là yêu. Anh từng chia sẻ kế hoạch của mình là đầu tiên thi đấu ở Arsenal, sau đó chuyển sang Barcelona để hoàn thành giấc mơ cuộc đời. Nhưng tình yêu đấy có sai không? Sai thì cũng không hẳn sai nhưng không-đúng-thời-điểm. Và điều này khiến mối lương duyên của De Jong với Barca giống như sự đau đớn, tuyệt vọng, thậm chí là thù hằn lẫn nhau, bất kể De Jong có ở lại đội bóng Tây Ban Nha hay không

Anh đến Barcelona vào thời điểm đội bóng này bước qua thời kỳ đỉnh cao, dù đúng là Barca trong mắt của giới chuyên môn và mộ điệu xem là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch La Liga (Champions League thì chưa chắc là số 1 nhưng cũng phải cỡ số 2, số 3). Cần nhớ rằng năm 2019 là thời điểm đó đội bóng này đem về cả De Jong lẫn Antoine Griezmann – 2 bom tấn lớn nhất ở Tây Ban Nha thời điểm đó. De Jong được quy hoạch là thay thế cho Busquets nhưng thật khó để nói rằng 3 năm qua là khoảng thời gian thành công của De Jong.

Anh không thay thế được Busquets, và dĩ nhiên là cũng chẳng có cái cup C1 hay La Liga nào ngoài Cup Nhà Vua nhỏ bé. Sự nổi lên của Pedri và Gavi, cùng với sự xuất hiện của Kessie càng khiến chỗ đứng của De Jong lung lay hơn bao giờ hết.

2 đối trọng đẩy De Jong lên băng ghế dự bị mùa vừa rồi.

Đỉnh điểm là việc De Jong phải đá trung vệ trong chuyến giao hữu của Barca ở Mỹ. Dù tất nhiên đây chỉ là thử nghiệm của Xavi nhưng báo chí đã tiết lộ rằng đây có thể sẽ là vị trí mà De Jong phải đá, thậm chí là đá nhiều nếu anh ở lại Barca. Không được đá đúng sở trường là bi kịch lớn nhất của một cầu thủ có thể phải chịu. De Jong có nguy cơ từ một tiền vệ kiến thiết lùi sâu xuất sắc nhất châu Âu trở thành một trung vệ, vậy De Jong có đáng thương hay không?

Dĩ nhiên, De Jong vẫn có thể “kiên nhẫn chờ thời”, tức là đá trung vệ và chờ Busquets năm sau sang Mỹ dưỡng già. Nhưng năm nay là World Cup, De Jong là trụ cột của tuyển Hà Lan. Việc De Jong không được đá đúng sở trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cách vận hành của Louis van Gaal. Chỉ có mù quáng đến mức ngu muội thì De Jong mới chấp nhận đá trung vệ trong thời gian dài.

COVID-19 bùng phát khiến các đội bóng lao đao về mặt tài chính, nhưng Barca là đội bị khủng hoảng nặng nề nhất. Dịch bệnh khiến tất cả những vấn đề tài chính yếu kém nhất của đội bóng này bị phơi bày, từ doanh thu sụt giảm không “gánh” được mức lương cầu thủ trên trời, đến các khoản nợ lên tới cả tỷ euro. Trong hoàn cảnh đó, De Jong cũng như các cầu thủ khác giảm lương để cứu đội bóng. De Jong có sai khi giảm lương không? Chắc chắn là không. Nhưng anh lại đồng ý gia hạn đến năm 2026 để nhận bù lương và các khoản đền bù. Đó chính là khúc mắc của vấn đề mà đến giờ vẫn chưa giải quyết được.

Liệu De Jong có sai nốt khi gia hạn đến năm 2026 không? Thật sự là rất khó để nói đúng hay sai trong vấn đề này. Người yêu, à không, vợ hoặc chồng của bạn, vay tiền của bạn và hứa sẽ trả lại trong 6 năm. Là một người yêu bạn đời hết mực, chẳng lẽ bạn lại không cho ý trung nhân của mình vay?

Cái đáng thương của De Jong ở chỗ anh tin tưởng đội bóng, tin vào sự phát triển của đội bóng nhưng tất cả những gì anh nhận lại được không khác gì sự phản bội. Dù công khai muốn ở lại Barca, nhưng anh vẫn bị đem bán chỉ vì là món hàng có giá trị nhất trong đội hình của đội bóng. Khi nhận ra mình đã tin sai người, bạn sẽ làm gì? Không lấy lại được tình cảm thì đành phải lấy lại vật chất. 100% chúng ta rơi vào tình huống như De Jong cũng sẽ làm vậy. Đáng tiếc là quả bóng không và chưa bao giờ nằm trong chân De Jong.

Cái cách mà De Jong ấn like bình luận của một fan trên Twitter không đồng ý với các Barca xử lý vụ De Jong cho thấy anh bất bình thế nào với đội bóng. Những nguồn tin của Tây Ban Nha cũng cho biết De Jong ngày càng “cô đơn và buồn bã”. Hãy thương cho De Jong khi anh chỉ đang đòi lại những gì mình xứng đáng nhận được.

De Jong có thể “chầy bửa” ở lại Barcelona đến tận năm 2026, hoặc ký lại một hợp đồng mới. Chưa nói đến các điều khoản hợp đồng, việc ký mới này cho thấy De Jong tiếp tục tin tưởng Barca sẽ giải quyết các vấn đề tài chính, và thành công trở lại. Nhưng nếu không thì sao? Nếu Barca chẳng may phá sản thì sao? Thì dĩ nhiên De Jong sẽ không nhận được một đồng nào từ một đội bóng đã phá sản. Giả sử có ngày đó, Barca có nghĩa vụ trả nợ cho các nhà đầu tư hay những bên đã rót cả trăm triệu euro vào đội bóng này chứ không phải những người lao động. De Jong cũng chỉ là một dạng nhân viên trong một công ty, và nhân viên chỉ có thể nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp hoặc trợ cấp thất nghiệp chứ làm sao đòi được lương?

>>> Click tại đây: Nhà cái Fun88 uy tín mới nhất <<<

Đó là bất hạnh cùng cực của De Jong. Tương lai là thứ cực khó để đánh giá và hy vọng. Anh đến Barca sai thời điểm, đó một bất hạnh, tin tưởng lần 1 mà ký gia hạn hợp đồng tới tận năm 2026 mà không phòng bị hậu quả. Giờ, nếu De Jong ở lại, giảm 40% lương (4 triệu euro), chấp nhận không được chơi ở hàng tiền vệ, thì nó giống như Harley Quinn vậy. Dù vị Joker bạc bẽo thế nào nhưng Quinn vẫn một lòng một dạ, yêu đến mức điên dại.

Tình yêu như thế thì chỉ có xuất hiện trong truyện tranh thôi, ngoài đời thì cũng có đấy nhưng hầu hết là kết thúc trong bi kịch!

Theo Trà đá United

Bài viết cùng chuyên mục

Nhìn thấy gì khi MU dùng Shaw, Casemiro đá trung vệ (CB) ?
Nhìn thấy gì khi MU dùng Shaw, Casemiro đá trung vệ (CB) ?
Phân tích Andrey Santos: Cầu thủ đáng để Chelsea một lần đánh cược
Phân tích Andrey Santos: Cầu thủ đáng để Chelsea một lần đánh cược
Vì sao Chelsea nên mua Malo Gusto: Sản phẩm mới ưu tú của học viện Olympic Lyon
Vì sao Chelsea nên mua Malo Gusto: Sản phẩm mới ưu tú của học viện Olympic Lyon
Mượn João Félix thay vì mua đứt: 1 giải pháp ít rủi ro hơn cho M.U ?
Mượn João Félix thay vì mua đứt: 1 giải pháp ít rủi ro hơn cho M.U ?
Henrik Larsson: Đoạn tình mùa đông tuyệt đẹp của nhà hát
Henrik Larsson: Đoạn tình mùa đông tuyệt đẹp của nhà hát
Erik Ten Hag:”Rashford cực kỳ giỏi trong cách bài đánh phòng ngự phản công”
Erik Ten Hag:”Rashford cực kỳ giỏi trong cách bài đánh phòng ngự phản công”

Cẩm nang

Cá cược thể thao ảo Esports và cách đặt cược thể thao Esports 

16 Tháng Mười Hai, 2021

Bóng cỏ là gì? Kinh nghiệm đánh bóng cỏ luôn thắng

14 Tháng Mười Hai, 2021

Chia sẻ cách chơi casino luôn thắng cho người chơi mới

14 Tháng Mười Hai, 2021

Chia sẻ kinh nghiệm dự đoán tỷ số bóng đá C1

10 Tháng Mười Hai, 2021

Kèo chẵn lẻ là gì? Cách bắt kèo chẵn lẻ trong cá cược bóng đá

29 Tháng Mười Một, 2021

Fun88 - Nhà cái uy tín Fun88 - Link Fun 88 không bị chặn - Fun88126

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2021 by Fun88One.tv